1. Nguyên nhân gây ra đuối nước:
Nguyên nhân đuối nước ở trẻ em thường gặp nhất là do bản tính hiếu động, tò mò; cho trẻ nhỏ do vị nước hoặc do bất cẩn của gia đình. Thậm chí, các em không biết bơi hoặc chưa biết bơi, do chủ quan nên không lường trước được nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, môi trường xung quanh luôn chứa đựng những yếu tố nguy cơ dễ gây ra tai nạn đuối nước cho trẻ như thau, lọ, bể nước, giếng nước không có nắp đậy an toàn: Sông, hồ, suối, ao. không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng, đào bới, hút cát, đất đá tràn lan, sự thiếu ý thức của người dân đã để lại những hố, hố sâu nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, cát. hố nước, hố tưới cây. không có hàng rào cũng là nơi dễ xảy ra tai nạn đuối nước.
Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp sau ngạt thở, người không biết bơi rơi xuống nước, trẻ em ngã đập đầu xuống chậu, bồn tắm; ngất xỉu đột ngột khi tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp chết ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt vì nước lạnh, chuột rút rồi ngất xỉu,...
2. Phòng tránh tai nạn đuối nước:
Tránh xa những nơi nguy hiểm như: Không rủ nhau đi bơi ở ao, hồ, sông, suối. khi chưa biết bơi. Không đi lại, vui chơi gần những nơi như ao, hồ, sông, suối hoặc các hồ chứa nước, cống rãnh, giếng nước. không có nắp đậy. Hố, ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ như hố vôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố cát, hố tưới cây,v.v. nên tránh xa.
Trẻ em tắm hồ, bơi biển, tắm sông phải mặc áo phao và phải có cha mẹ hoặc người lớn đi cùng chăm sóc.
3. Cách sơ cứu khi bị ngạt nước:
- Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc chèo thuyền vớt nạn nhân lên. Tuyệt đối không nên nhảy xuống nước cứu người khi không biết bơi.
- Bước 2: Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
- Bước 3: Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
- Nếu lồng ngực không di động, tức là nạn nhân ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim nạn nhân còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.
- Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim nạn nhân đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa nạn nhân đi bệnh viện.
- Nếu nạn nhân còn tự thở, cho nạn nhân nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn (khó thở thứ phát) vài giờ sau ngạt nước.